Nguyên lý hoạt động của công nghệ blockchain như thế nào?
Blockchain là thuật ngữ khá mới, được ra đời vào năm 2008, khởi đầu với sản phẩm tiền ảo. Công nghệ blockchain quản lý tiền ảo – bitcoin một cách tự động. Hiện nay, giải pháp blockchain được ứng dụng ngày càng nhiều trong nhiều lĩnh vực: y tế, giáo dục, tài chính, nông nghiệp, thương mại điện tử…
Những lợi ích mà blockchain mang lại ngày càng rõ ràng, với nhiều lợi thế thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, tổ chức. Công nghệ blockchain hoạt động như thế nào để mang lại hiệu quả? Cùng tìm hiểu về giải pháp công nghệ blockchain và cách thức hoạt động để chọn sử dụng hiệu quả.
Cấu trúc thành phần cơ bản của blockchain
Định nghĩa blockchain là chuỗi khối lưu trữ giữ liệu đã được mã hóa. Các chuỗi sau liên kết với chuỗi trước, không thể thay đổi nội dung. Cấu trúc của chuỗi blockchain bao gồm các khối. Mỗi khối được tạo ra từ 3 phần với chức năng lưu trữ dữ liệu khác nhau:
- Phần dữ liệu trên khối – có khả năng mã hóa và lưu trữ dữ liệu đặc trưng cho từng lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực sẽ có đặc trưng lưu trữ, thông tin khác nhau.
- Phần hash của khối – khả năng bảo mật khối, tránh sửa đổi, đánh cắp dữ liệu. Phần quan trọng như chìa khóa, vân tay của riêng mỗi nút, có chứa đặc điểm để nhân dạng đối tượng.
- Phần hash khối trước – có chức năng liên kết với các khối trong chuỗi, chuỗi sau liên kết với chuỗi trước. Chuỗi đầu tiên là genesis block (khối nguyên thủy), chỉ liên kết với 1 khối phía sau.
Giải pháp công nghệ blockchain như 1 cuốn sổ cái, có khả năng ghi lại tất cả các giao dịch, dữ liệu, thông tin xảy ra trong hệ thống. Công nghệ blockchain trở thành nền tảng tạo ra nhiều ứng dụng trong đời sống.
Cơ chế hoạt động của khối blockchain như thế nào?
Blockchain trở thành chìa khóa quản lý dữ liệu tối ưu cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp hiện nay. Cách thức hoạt động lưu trữ và quản lý thông tin của công nghệ blockchain như thế nào?
Với cấu trúc dạng khối, mỗi khối chứa 3 yếu tố quan trọng có tác dụng lưu trữ thông tin, bảo mật dữ liệu và ghi vào hệ thống. Cách thức hoạt động của chuỗi blockchain trong lĩnh vực tài chính, tiền ảo có thể hiểu đơn giản:
- Bước 1: đối tượng A chuyển tiền cho B, thực hiện giao dịch.
- Bước 2: Giao dịch sẽ được mã hóa và ghi nhận dữ liệu theo dạng khối. Thông tin giao dịch bao gồm: người gửi, người nhận, số lượng giao dịch.
- Bước 3: Sau khi giao dịch được ghi nhận thành 1 block, sẽ được truyền tải đến tất cả các nút, máy tính trong mạng lưới.
- Bước 4: tất cả các nút trong mạng lưới đồng thuận, xác thực giao dịch là đúng, block được ghi nhận và trở thành 1 phần của chuỗi. Lúc này, khối sẽ được ghi nhận và trở thành 1 phần không thể xóa bỏ và thay đổi.
- Bước 5: tiền được thực nhận giao dịch từ A chuyển sang B.
Cơ chế hoạt động đồng thuận của tất cả các nút, lưu trữ giữ liệu minh bạch không thể thay đổi, không cần thông qua 1 bên trung gian để xác thực thông tin.
Công nghệ blockchain còn khá mới mẻ tại nước ta, nhưng tính ứng dụng và tốc độ phát triển là vô cùng lớn. Các lĩnh vực ứng dụng giải pháp blockchain quản lý dữ liệu, tối ưu khả năng quản lý, chia sẻ thông tin trong thời đại công nghệ số. Công nghệ blockchain còn là nền tảng phát triển của hệ thống ICO – huy động vốn bằng cách bán tiền điện tử, giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.